Tìm hiểu về cây đàn Violin (Vĩ cầm )
Cấu tạo
Thân
Hộp đàn violin hầu như được làm toàn bộ bằng gỗ. Một cây đàn violin truyền thống thường có mặt trước làm bằng gỗ vân sam còn mặt sau, hai bên và cổ làm bằng gỗ thông.
Hai mặt đàn thường được chế tạo thủ công. Để chế tạo mặt bên đàn, người ta hun nóng gỗ và uốn quanh các khuôn. Nhìn từ phía trước, thân đàn violin có thể chia làm ba bộ phận: phần trên và phần dưới nở rộng, phần giữa hẹp giới hạn bởi hai chữ C quay lưng vào nhau. Hai khe hình chữ S và tấm nâng nằm ở gần như chính giữa thân đàn.
Cổ, hộp chốt và cuộn xoắn ốc
Phía trên thân đàn là cổ đàn, tiếp đến là hộp chốt và cuộn xoắn ốc. Cổ đàn, hộp chốt và cuộn xoắn thường được tạc từ một mảnh gỗ nguyên. Gắn liền với cổ đàn và kéo dài xuống đến phần giữa của thân đàn là bàn phím. Bàn phím là một thanh gỗ, thường là gỗ thông, được đẽo cong về hai bên và được dán lên cổ đàn. Nơi tiếp nối giữa bàn phím và hộp chốt có một mảnh gỗ nhô lên đỡ lấy dây đàn gọi là mấu. Hộp chốt có bốn chốt lên dây. Cuộn xoắn ốc là một bộ phận truyền thống của các nhạc cụ dây. Người ta thường dùng gỗ mun để làm các chốt lên dây, bàn phím và mấu, ngoài ra có thể dùng các loại gỗ khác có màu tối như hoàng dương hoặc hồng mộc.
Chốt mắc dây và chân đế
Chốt mắc dây gắn ở phần dưới thân đàn. Chốt mắc dây theo truyền thống được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối, nhưng ngày nay có thể làm bằng nhựa hoặc các vật liệu tổng hợp. Chốt mắc dây vừa dùng để gắn dây với thân đàn, vừa có thể dùng để lên dây với biên độ hẹp và độ chính xác cao.
Ngựa đàn và hai khe chữ S
Ngựa đàn là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn và truyền dao động của dây đến cột trụ và thanh dọc bên trong. Ngựa đàn không bị gắn chặt vào thân đàn mà được các dây đàn giữ ở đúng vị trí. Các khe hình chữ S ở hai bên ngựa đàn, làm nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, tạo nên âm thanh. Ngoài ra các khe hình chữ S còn cho phép tiếp cận với những phần bên trong hộp đàn nếu cần sửa chữa.
Dây đàn
Dây đàn violin trước kia được làm từ ruột ngựa (hoặc trâu, bò, cừu). Ngày nay dây đàn có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp và được bọc ngoài bởi dây kim loại. Dây mi thường không được bọc ngoài và làm bằng thép trần hoặc được mạ vàng.
Người chơi violin thường phải thay dây khi nó không còn giữ được âm thanh và độ căng như ban đầu. Dây mi mỏng nhất nên cũng dễ bị hỏng và đứt nhất. Dây đàn violin được lên với cao độ sol – re – la – mi.
Những chi tiết bên trong
Bên trong đàn violin có hai bộ phận quan trọng: que chống và thanh dọc. Que chống bị kẹp giữa mặt trước và mặt sau của đàn, còn thanh dọc thì được dán lên phía trong của mặt trước, song song với dây đàn. Ngoài chức năng tăng cường sức chịu lực của mặt đàn, hai bộ phận trên còn có tác dụng truyền dao động của dây xuống hộp đàn.
Vĩ
Theo truyền thống, vĩ được làm từ pernambuco (chất lượng cao) hoặc gỗ vang (chất lượng thấp hơn). Cả hai loại gỗ đều lấy từ cây Caesalpina echinata; pernambuco là phần gỗ ở lõi của cây và màu tự nhiên đậm hơn. Pernambuco bền và nặng, có tính đàn hồi cao và truyền âm tốt, khiến nó trở thành loại gỗ lí tưởng để chế tạo vĩ. Dây vĩ làm từ lông đuôi ngựa, nhưng cũng có lúc lông nhân tạo được dùng để thay thế. Ngày nay, người ta còn dùng thủy tinh hữu cơ và sợi carbon để làm vĩ. Dây vĩ được phủ cô-lô-phan định kì để làm tăng độ ma sát với dây đàn. Vĩ cần phải được thay dây định kì, chủ yếu là do dây vĩ rất dễ bị mỏng đi do cọ xát trong quá trình chơi đàn. Dây vĩ bị chùng cũng cần được để ý. Dây vĩ được kéo căng nhờ một con ốc gắn ở quai (bộ phận mà người chơi giữ lấy khi đang chơi đàn). Vĩ dành cho violin dài khoảng 74,5 cm và rộng 3cm.
Lịch sử cấu tạo
Việc lắp ghép 70 bộ phận của cây đàn violin với nhau đòi hỏi sự khéo léo tuyệt vời mà hầu như không ai vượt qua được những nghệ nhân sinh sống giữa những năm 1650 và 1750 như Antonio Stradivari (1644-1737), Guiseppe Guarneri (1666-1710), Nicolo Amati (1596 -1684) và gia đình của họ tại Cremona, Ý.
Cấu tạo cây đàn violin đã trải qua một số lần thay đổi. Khi quy mô nhà hát bắt đầu mở rộng vào giữa thế kỉ 19, những nhạc cụ dây được yêu cầu phải phát ra âm thanh mạnh mẽ hơn, vì thế độ căng của dây được nâng lên bằng cách ngả bàn phím xuống. Dây ruột mèo được sử dụng cho đến năm 1700 khi dây sol thường được cuốn dây kim loại để tạo nên âm sắc sáng hơn. Đến nay dây thép đã trở nên phổ biến.
Lịch sử biểu diễn
Vào thế kỉ 14 và thế kỉ 15 những người nông dân kéo đàn cho những điệu nhảy vốn đã là một phần quen thuộc của đời sống nông thôn. Tuy nhiên sáng tác âm nhạc phát triển trong và sau thời kì Phục hưng đã làm cho violin trở thành một bộ phận chủ chốt của dàn nhạc, còn những nhà soạn nhạc như Monteverdi đã bắt đầu sử dụng nó một cách rộng rãi trong dàn nhạc vào thế kỉ 17. Cho đến khi đó nhạc cụ chủ yếu là các đàn dây thuộc họ viol – những nhạc cụ có bề ngoài giống nhưng có cấu tạo khác violin – nhưng âm sắc cao của violin và khả năng chơi những giai điệu nhanh và chính xác lại thích hợp hơn cho thứ âm nhạc mới được sáng tác vào thời Baroque. Năm 1700 Archangelo Corelli đã viết sáu bản sonata nhà thờ và sáu bản sonata thính phòng cho violin và dàn nhạc quy mô nhỏ. Bộ tác phẩm opus 5 này là một bản tổng kết cho các thể loại trong thế kỉ trước đó và đã được biểu diễn trên toàn châu Âu. Trong những năm tiếp theo sự khác biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng đã biến mất.
Nhiều nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ violin như Vivaldi, Tartini và Locatelli đã tạo nên những tác phẩm cho violin với độ phức tạp ngày càng cao. Tổ khúc Le quattro stagioni (Bốn mùa) của Vivaldi được viết vào năm 1725 nổi tiếng vào thời đó cũng không kém gì ngày nay. Bản thân Vivaldi là một nghệ sĩ violin thiên tài; có những lúc ông đã làm kinh ngạc khán giả khi chơi những điệu nhạc mà nhiều người xem là không thể chơi. Vậy mà ông còn sáng tác đến 220 bản concerto khác cho violin mà nhiều bản trong số đó đã chứng tỏ kĩ thuật và hòa âm đầy sáng tạo của Vivaldi.
Âm nhạc cho violin độc tấu đã có bước phát triển rất dài từ những điệu nhảy đồng quê, và cho đến cuối những năm 1600 những nhà soạn nhạc như Biber đã viết nên những bản nhạc dài hơn cho violin. Sáu bản sonata và partita cho violin được J.S. Bach sáng tác năm 1720 đến nay vẫn được xem là nền tảng cho trình diễn độc tấu, có một không hai cả về khía cạnh nghệ thuật và kĩ thuật của nhạc cụ này. Bộ tác phẩm âm nhạc này có quy mô khá lớn: mỗi partita hoặc sonata bao gồm một số chương nhạc; riêng bản partita số 2 có chương cuối là một bản chaconne – một tác phẩm dài 15 phút nhưng có tầm cỡ đến nỗi Brahms và Busoni sau này đã phổ thành bản nhạc cho piano.
Kĩ thuật chơi violin đã phát triển rất nhanh chóng do đòi hỏi ngày càng cao của âm nhạc. Mozart đã biểu diễn violin chuyên nghiệp khi còn rất trẻ và đã viết 26 sonata cho violin và đàn phím cùng 5 bản concerto trong đó 3 bản cuối cùng đã trở thành những tác phẩm hoà nhạc mẫu mực. Bản concerto được ưa chuộng nhất là bản số 5 với chương III được mang tên Hành khúc Thổ Nhĩ Kì.
Những thành tựu của Mozart là nguồn cảm hứng cho Beethoven và Schubert. Beethoven, tuy là một nghệ sĩ piano thiên tài nhưng lại không phải là một nhạc công violin tài giỏi. Tuy vậy Beethoven đã bắt đầu sáng tác cho violin từ sau thời của Mozart, nâng cao đòi hỏi về kĩ thuật đối với người chơi, nhấn mạnh sự hòa hợp giữa người chơi đàn phím và nghệ sĩ độc tấu. Concerto cho violin của Beethoven đã đặt ra một nền tảng mới. Mặc dù vậy Concerto cho violin của Beethoven đã không được hiểu một cách trọn vẹn cho đến khi Joseph Joachim – một nghệ sĩ violin trẻ tuổi – hồi sinh tác phẩm trong một buổi hòa nhạc do Mendelssohn chỉ huy vào năm 1844.
Joachim đã được nhiều nhà soạn nhạc đề tặng tác phẩm như Mendelssohn, Dvorak, Bruch, Brahms và Schumann. Bản Concerto số 1 của Bruch và bản Concerto của Mendelssohn là hai bản nhạc nổi tiếng nhất trong số đó. Tuy nhiên tác phẩm của Schumann – được viết khi tác giả đang đau ốm – là một nỗi thất vọng lớn đến nỗi Joachim vẫn giữ bản nhạc nhưng không biểu diễn vì lo ngại sẽ làm hỏng thanh danh của nhà soạn nhạc thiên tài ấy. Bản Concerto của Brahms được Brahms và Joachim hợp tác để viết nên được nhiều người coi là bản concerto cho violin chuẩn mực.
Concerto cho violin của Tchaikovsky được viết năm 1878 là một tác phẩm khó và cũng được ưa chuộng khác, nhưng đứng đầu về độ khó kĩ thuật phải kể đến những bản capriccio độc tấu được Nicolo Paganini sáng tác vào đầu thế kỉ 19. Kĩ thuật của Paganini gây sửng sốt đến nỗi người ta cho rằng xác của ông đã không được chôn tại Nice trong vùng đất thánh do tin đồn khả năng ông có được là do ma quỷ. Paganini có lẽ là nghệ sĩ violin chơi nhanh và kĩ thuật nhất từ trước tới nay: ông chơi bản Moto perpetuo của chính mình trong vòng 3:03 – tương ứng với 12 nốt một giây – điều này được ghi trong sách kỉ lục Guinness.
Thế kỉ 20 chứng kiến nhiều bản concerto cho violin mới tham gia vào kho tàng vốn đã rất khổng lồ, và hầu như tất cả những nhà soạn nhạc lớn đều đã từng viết thể loại này: Sibelius, Glazunov, Reger, Elgar, Bloch, Nielsen, Delius, Szymanowski, Schoenberg, Hindemith, Bartok, Walton, Britten, Berg, Stravinsky, Prokofiev, Khachaturian, Shostakovich… Những tác phẩm này phản ánh khá rõ tâm tư của người sáng tác. Concerto số 2 của Bartok được nhìn nhận như một trong những tuyệt tác của thế kỉ và được biểu diễn khá rộng rãi bất kể độ khó bất thường về kĩ thuật và nhạc cảm của nó. Concerto số 1 của Shostakovich được viết tặng David Oistrakh, được cất giấu trong ngăn kéo từ 1948 đến 1955 vì lí do chính trị. Trong khi Concerto của Elgar mơ mộng về một thế giới không có thật thì các sonata cho violin của Ravel lại phảng phất nét buồn. Concerto của Berg dù không được đón nhận từ buổi ra mắt do giai điệu khó nghe của nó đã được xem là một kiệt tác hiện đại và được đánh giá là ấm áp và cảm động. Schoenberg đã nói rằng bản Concerto của ông đòi hỏi người chơi phải dùng 6 ngón tay. Concerto của Khachaturian, tuy không có được danh tiếng tương xứng, là một tác phẩm mạnh mẽ và lôi cuốn, lấy cảm hứng từ âm nhạc của Armenia.
Đã có nhiều nhạc công chơi violin nổi bật, hình thành nên “kỉ nguyên vàng” vào giữa những năm 30 và những năm 50 của thế kỉ trước với những tên tuổi bậc thầy như Heifetz, Oistrakh, Szeryng, Ricci, Menuhin, Stern, Francescatti, Elman, Milstein và Grumiaux
Trong cuộc sống phức tạp hiện nay, phần vì công việc, phần vì cuộc sống, phần vì mải quan tâm đến vấn đề cơm áo gạo tiền. Các bậc làm cha, làm mẹ mặc dù rất quan tâm đến những đứa trẻ của mình, nhưng việc này vẫn bị chi phối không hề nhỏ. Khi sinh con ra, ai ai cũng muốn con mình thật xinh đẹp, ngoan ngoãn và cũng thật tài giỏi. Những giữa bộn bề cuộc sống như vậy, làm sao để bạn có thể đem lại cho con bạn những điều kiện tốt nhất, những môi trường phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài các chương trình học mà bé được học ở trường, ở lớp thì những khóa học ngoại khóa là cực kỳ quan trọng, những khóa học này sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tâm hồn, làm cho bé khỏe mạnh hơn, thông minh hơn.
Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con bạn nên tham gia vào các khóa học như chơi đàn piano, đàn violin để cho bé được tiếp xúc với âm nhạc, tiếp xúc với môi trường và làm cho bé được phát triển toàn diện hơn. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây chính là lựa chọn thời điểm nào cho trẻ học để đạt được hiệu quả cao nhất. Muốn trả lời câu hỏi này thì cần phải chia rõ từng môn ngoại khóa riêng biệt. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý trên thế giới, chúng tôi đã tổng hợp lại ở một số môn ngoại khóa như sau:
1. Học đàn piano
Đàn piano là loại nhạc cụ được gọi là ông vua của tất cả các loại nhạc cụ. Âm thanh nó được tạo ra từ việc nhấn tay vào bàn phím để búa đàn gõ vào dây đàn. Để chơi loại nhạc cụ này, trẻ phải có một mức độ phát triển về thể chất cũng như nhận thức để có thể phối hợp được giữa các ngón tay của 2 bàn tay. Lực bấm, kích thước bàn tay và đặc biệt là cảm giác âm thanh có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các âm sắc cũng ảnh hưởng đến việc học đàn piano của bé. Ví thế độ tuổi phù hợp nhất để có thể học được loại nhạc cụ này là 4 -5 tuổi. ở những tuổi nhỏ hơn thì bạn nên cho trẻ thưởng thức nhiều bản nhạc được chơi bởi loại nhạc cụ Piano này.
2. Học đàn Violin
Violin là là một trong những loại nhạc cụ được đánh giá khó chơi. Nhưng việc học Violin lại tạo cho bé những khả năng về âm nhạc vượt trội, làm cho con người trẻ trở nên nhẹ nhàng, lạc quan và yêu thiên nhiên. Cũng như học đàn piano, việc học Violin cũng cần phải bấm các dây đàn thì mới có thể tạo nên được âm thanh nhẹ nhàng và du dương. Vì thế nên tay bé phải cứng thì mới có thể bấm dây đàn được tốt cho nên độ tuổi để học loại đàn này là từ 5 đến 6 tuổi.
TƯ VẤN DẠY VIOLIN TẠI NHÀ XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI : 090 333 1985 – 09 87 87 0217 ( CÔ MƯỢT )
Phụ huynh chọn giáo viên guitar phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su
Từ khóa tìm kiếm: dạy guitar tại nhà, học guitar tại nhà, gia sư guitar, gia sư tại nhà, giáo viên dạy kèm tại nhà, dạy kèm, học kèm tại nhà, học violin tại nhà, học kèm violin